chieu-cao-chuan-tre-11-tuoi

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 11 tuổi là bao nhiêu? Làm thế nào để biết được tốc độ tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ trong giai đoạn 11 tuổi có đạt chuẩn hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của Druchen Việt Nam nhé

Trẻ 11 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Khi trẻ 11 tuổi, nếu đạt chỉ số chiều cao và cân nặng dưới đây thì được xem là đạt chuẩn.

  • Nam: 143.5 cm – 35.6 kg

  • Nữ: 144.0 cm – 36.9 kg

Các chỉ số chiều cao và cân nặng này không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Nếu được đáp ứng đủ các yêu cầu về dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ một cách khoa học, 2 chỉ số này sẽ thay đổi mạnh mẽ và có sự tương thích với nhau để tạo ra cơ thể cân đối.

Nếu trẻ nhà “suýt soát” so với các con số chuẩn được đưa ra phía trên, cha mẹ cần có kế hoạch tăng chiều cao cho trẻ hợp lý để tận dụng tiềm năng trong độ tuổi dậy thì. Muốn làm được điều này, trước hết cha mẹ cần nắm được những thông tin cơ bản về giai đoạn tăng chiều cao tuổi dậy thì.

Những giai đoạn quan trọng quyết định chiều cao của trẻ

Trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể, chiều cao được chia làm 3 giai đoạn chính là bào thai, 3 năm đầu đời và dậy thì.

Giai đoạn bào thai

Giai đoạn bào thai là khoảng thời gian sự phát triển chiều cao của trẻ dựa vào nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Khi mẹ có một lối sống lành mạnh đáp ứng các điều kiện ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tinh thần luôn thoải mái, chắc chắn trẻ sẽ đạt chiều cao tối đa (khoảng 50cm). Ngược lại, trẻ sẽ còi cọc, thiếu cân gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Giai đoạn 3 năm đầu đời

Giai đoạn 3 năm đầu đời là một trong hai giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ các tiềm năng di truyền. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn dặm đầy đủ sẽ tạo điều kiện để chiều cao, cân nặng của trẻ đạt tốc độ tăng trưởng tối đa trong thời gian này.

Các mốc thay đổi chiều cao – cân nặng của trẻ trong 3 năm đầu đời bố mẹ không nên bỏ qua:

  • 1 tuổi: Trẻ cao thêm 25cm – Cân nặng tăng thêm khoảng 2.2 kg.

  • 2 tuổi: Trẻ cao thêm 11 – 13 cm – Cân nặng tăng thêm khoảng 2.2 kg. Chiều cao trung bình của trẻ đến cuối năm thứ 2 theo chuẩn là 86cm (bé gái) và 88cm (bé trai).

  • 3 tuổi: Trẻ cao thêm 5 – 6.2 cm – cân nặng tăng thêm 2 kg.

Giai đoạn từ 3 tuổi đến khi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao – cân nặng của trẻ sẽ đạt mức ổn định. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cha mẹ xây dựng cho trẻ những thói quen tốt tạo bàn đạp để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần lẫn trí óc.

Giai đoạn dậy thì

Dậy thì vừa là giai đoạn thứ 2 cơ thể phát triển mạnh mẽ các tiềm năng di truyền vừa là lúc cơ thể có đủ điều kiện để sửa chữa những thiếu sót ở các giai đoạn trước. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng để cải thiện chiều cao, nếu bỏ qua thì không còn bất kỳ cách nào có thể giúp trẻ cao thêm được.

Có thể chia giai đoạn dậy thì làm 3 thời kỳ chính tương ứng với tốc độ phát triển chiều cao.

  • Thời kỳ đầu

  • Thời kỳ bùng nổ tăng trưởng (AGS)

  • Thời kỳ cuối

Trong đó thời kỳ AGS là khoảng thời gian chiều cao và cân nặng của trẻ bứt phá mạnh mẽ nhất. Chiều cao trung bình của bé trai tăng thêm khoảng 10.3cm mỗi năm; Trong khi đó, chiều cao trung bình của bé gái là 9cm mỗi năm.

Nếu trẻ không rơi vào trường hợp dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn, thời kỳ AGS sẽ bắt đầu vào khoảng 11 tuổi và phát triển cực đại ở tuổi 13 đối với bé trai; Đối với bé gái, AGS về chiều cao bắt đầu khoảng 9 tuổi và phát triển cực đại ở tuổi 11.

Khi trẻ 11 tuổi, nếu là nam đây là thời điểm trẻ bắt đầu thời kỳ AGS và nếu là nữ, trẻ đang ở thời điểm phát triển cực đại. Do đó, cần có kế hoạch tăng chiều cao cho trẻ phù hợp với thể trạng để tận dụng tối đa tiềm năng của giai đoạn dậy thì.

bieu-do-toc-do-tang-truong-chuan-cua-tre-11-tuoi
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam và nữ trong 3 giai đoạn (nam: xanh – nữ: đỏ)

Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ 11 tuổi hiệu quả

Để giúp trẻ cao lên nhanh chóng, bố mẹ cần có kế hoạch phù hợp với thể trạng của trẻ. Dưới đây là 3 bí quyết tăng chiều cao  cho trẻ 11 tuổi hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo.

Nắm bắt tình hình tăng trưởng tổng thể

Nắm bắt tình hình tăng trưởng tổng thể là thao tác quan trọng đảm bảo trẻ có đủ nền tảng thể lực để phát triển toàn diện. Để thực hiện điều này, bố mẹ nên:

  • Lập biểu đồ theo dõi sự phát triển của trẻ

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ

Việc lập biểu đồ tăng trưởng sẽ giúp bố mẹ xác định được chiều cao và tốc độ tăng trưởng hiện tại của trẻ đã đạt chuẩn hay chưa. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe, từ đó đưa ra kế hoạch cải thiện chiều cao phù hợp với thể trạng phát triển của con.

Xây dựng kế hoạch cải thiện chiều cao cho trẻ

Kế hoạch cải thiện chiều cao của trẻ muốn đạt được hiệu quả cao cần phải phù hợp với thể trạng của trẻ và đáp ứng được 3 yếu tố dinh dưỡng – vận động và giấc ngủ.

Cho trẻ ăn uống đủ chất

Dinh dưỡng chiếm 32% yếu tố quyết định chiều cao, muốn trẻ cao lên nhanh chóng, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua bữa ăn mỗi ngày.

Một bữa ăn chuẩn cung cấp đủ “nguyên liệu” để xương phát triển chiều dài sẽ bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều rất dồi dào trong các loại thực phẩm tự nhiên. Chú ý đến cách chọn mua, chế biến và bảo quản thực phẩm để bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng này.

Nếu trẻ nhà có “niềm đam mê” với các loại nước uống có gas, nước ngọt hoặc thức ăn nhanh, hãy hạn chế dần thói quen này của trẻ để không làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung của cơ thể.

Khuyến khích trẻ vận động cơ thể

20% khả năng đạt chiều cao chuẩn phụ thuộc vào việc vận động cơ thể của trẻ. Chỉ cần 30 – 45 phút vận động mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của các khớp xương. Đồng thời cũng là cách kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng, thúc đẩy chiều cao tăng lên.

Hướng trẻ lựa chọn các môn thể thao hoặc bài tập có tác động mạnh đến chiều cao như bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, yoga,… Ngoài ra, khuyến khích trẻ tham gia câu lạc bộ thể thao ở trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có cơ hội tập thể dục mỗi ngày.

tang-chieu-cao-tuoi-11

Nói với trẻ tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ chiếm 25% và tất cả các hoạt động tăng chiều cao đều diễn ra khi cơ thể sâu giấc. Thế nhưng, nhiều bố mẹ vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của yếu tố này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó cao lên dù được đáp ứng đầy đủ 2 yếu tố còn lại. 22 giờ và 8 – 9 tiếng là những con số quan trọng giúp trẻ đạt được chiều cao chuẩn trong tương lai.

  • 22 giờ: Cơ thể chìm vào trạng thái sâu giấc sau 1 giờ kể từ khi bắt đầu ngủ. Đồng thời 23 giờ – 1 giờ là thời điểm hormone tăng trưởng đạt đỉnh.

  • 8 – 9 tiếng: Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có khung giờ riêng để thực hiện quá trình đào thải độc tố, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để thực hiện các hoạt động tăng chiều cao.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp

Cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao là một trong những cách bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, đặc biệt là Canxi – dưỡng chất then chốt trong cấu trúc xương. Một số sản phẩm hỗ trợ còn chứa các thành phần như vitamin D, vitamin K, Collagen, axit amin có lợi cho sự phát triển của xương.

Để trẻ tận dụng được tối đa hiệu quả từ các sản phẩm này, bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi con, có chứa các thành phần dinh dưỡng tối ưu, mua sản phẩm ở đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc đời sống tinh thần cho trẻ

Sự thay đổi về tâm sinh lý ở độ tuổi 11 đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của bố mẹ đối với trẻ. Đời sống tinh thần được đảm bảo sẽ tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực và tầm vóc.

Bố mẹ có thể tham khảo một vài lời khuyên dưới đây để dễ dàng “kết thân” với trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này.

  • Lắng nghe, chia sẻ và truyền năng lượng tích cực.

  • Giúp trẻ hiểu về mối quan hệ lành mạnh.

  • Hỗ trợ trẻ, ủng hộ những quyết định của trẻ.

  • Quan tâm nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư của trẻ.

  • Giáo dục giới tính cho trẻ.

  • Thường xuyên có những hoạt động gia đình.

Độ tuổi 11 là thời điểm trẻ bùng phát tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ. Do đó, bố mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ có thể tận dụng tối đa tiềm năng của giai đoạn dậy thì này. Bên cạnh việc nắm bắt tình hình phát triển, chăm sóc đời sống tinh thần, xây dựng kế hoạch tăng chiều cao với dinh dưỡng đủ chất – vận động thường xuyên – ngủ đủ giấc cũng là điều quan trọng bố mẹ không nên bỏ qua

sua-nubest-tall-6-trong-1

By Druchen

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *