Chiều cao trung bình của học sinh lớp 6 là một chỉ số quan trọng phản ánh quá trình phát triển thể chất của trẻ em trong giai đoạn này. Đây không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn liên quan đến sức khỏe của trẻ. Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và bí quyết chăm sóc sẽ giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu. Hãy cùng khám phá các phương pháp giúp học sinh lớp 6 có vóc dáng chuẩn và phát triển toàn diện trong bài viết dưới đây của Druchen nhé.
Trẻ lớp 6 bao nhiêu tuổi?
Theo quy định, trẻ bắt đầu vào lớp 6 khi 11 tuổi và kết thúc lớp 6 ở tuổi 12. Ở độ tuổi này, trẻ trải qua độ tuổi dậy thì với giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, điều này dễ nhận thấy hơn ở các bé gái. Thông thường, trẻ sẽ dậy thì ở khoảng 10 – 11 tuổi đối với nữ và 11 – 12 tuổi đối với nam. Những thay đổi về thể chất như chiều cao, cân nặng, phát triển ngực ở bé gái, thay đổi giọng nói ở bé trai… Trẻ cũng có nhận thức cao hơn, bắt đầu suy nghĩ logic và có nhiều biến đổi về mặt cảm xúc, đòi hỏi sự quan tâm của gia đình.
Chiều cao chuẩn của trẻ lớp 6 là bao nhiêu?
Học sinh lớp 6 trải qua 2 độ tuổi 11 – 12. Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho trẻ em, các bé gái 11 tuổi đạt chuẩn 144cm và 12 tuổi đạt 149,8cm. Trong khi đó, chiều cao chuẩn của các bé trai 11 tuổi là 143,5cm, ở độ tuổi 12 là 149,1cm. Nhìn vào các chỉ số này, có thể thấy chiều cao của học sinh nữ lớp 6 sẽ nhỉnh hơn nam một chút, do dậy thì lúc này đã xuất hiện ở nữ nên tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nam chỉ vừa bắt đầu hoặc thậm chí có trẻ chưa dậy thì.
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo các yếu tố về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống, tình trạng cân nặng… là cơ sở để trẻ đạt chuẩn chiều cao theo độ tuổi. Nếu con bạn đang học lớp 6 nhưng chưa đạt được các chỉ số như chúng tôi vừa chia sẻ, cần điều chỉnh ngay thói quen sinh hoạt hằng ngày và áp dụng các giải pháp tăng chiều cao cực kỳ đơn giản sau.
Những cách tăng chiều cao cho trẻ lớp 6 hiệu quả
Cho trẻ ăn đủ chất
Bữa ăn hằng ngày của trẻ nên có sự đầu tư với đa dạng thực phẩm lành mạnh, cung cấp đủ protein, canxi, vitamin D, vitamin K, các khoáng chất tốt cho phát triển xương. Nhờ vậy, cơ thể trẻ nói chung và hệ xương khớp nói riêng sẽ nhận được các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển để tăng chiều cao. Để bảo toàn năng lượng, hàm lượng các chất, cha mẹ chú ý chế biến đúng cách, hạn chế dầu mỡ và gia vị, đảm bảo yếu tố bảo quản thực phẩm.
Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng cho chiều cao như: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; rau lá xanh như bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa; trứng, sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, trái cây… Trẻ sẽ tiếp nhận dinh dưỡng tốt hơn nếu được chia nhỏ bữa ăn theo kiểu 3 bữa chính, 2 bữa phụ mỗi ngày, đồng thời điều này cũng giúp duy trì cân nặng ổn định.
Duy trì mức độ hoạt động thể chất đầy đủ
Quá trình phát triển chiều cao ở học sinh lớp 6 mang những đặc trưng ở tuổi dậy thì. Ngoài việc xương dài ra thì cơ bắp cũng phát triển, nội tiết tố tăng trưởng cũng có khả năng giải phóng hàm lượng nhiều hơn. Do đó, việc duy trì các hoạt động thể chất giúp trẻ tối ưu các đặc điểm tăng trưởng này. Tùy vào sở thích, thể trạng và khả năng luyện tập của mỗi trẻ mà cha mẹ có thể giúp con lựa chọn hình thức tập phù hợp như đạp xe, nhảy dây, tập yoga, chạy bộ, bóng rổ, cầu lông, bơi lội, bóng chuyền…
Mỗi buổi tập luyện nên kéo dài 30 – 45 phút, duy trì đều đặn mỗi ngày hoặc tối thiểu được 3 – 5 ngày/tuần. Trước khi tập khoảng 30 – 60 phút, trẻ cần nạp năng lượng với các thực phẩm giàu protein để hiệu suất tập cao hơn. Ngoài ra, hãy chuẩn bị nước để bổ sung trong và sau khi tập nhằm cân bằng điện giải, phục hồi sức lực nhanh chóng.
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
Ở độ tuổi này trẻ cần đi ngủ trước 10h tối mỗi ngày, thời lượng giấc ngủ theo nhu cầu là 9 – 11 giờ/ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa ngắn. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi, xương khớp có cơ hội thư giãn để phát triển mạnh mẽ, nội tiết tố tăng trưởng cũng được sản xuất nhiều hơn. Đi ngủ sớm là điều kiện để trẻ dễ dàng ngủ sâu giấc hơn, tạo nhịp sinh học lành mạnh để các cơ quan trong cơ thể thực hiện nhiệm vụ đúng năng suất, từ đó phát triển khỏe mạnh.
Duy trì tư thế đúng
Xương chắc khỏe sẽ nhanh phát triển hơn các xương yếu, do đó việc giữ sức khỏe xương rất quan trọng để cải thiện chiều cao cho trẻ. Trẻ lớp 6 thường xuyên ngồi học cần lưu ý giữ tư thế chuẩn, luôn giữ thẳng lưng khi ngồi, khoảng cách ghế đến bàn hợp lý để trẻ ngồi thoải mái và không xảy ra tình trạng phải vươn dài tay trên bàn. Ngoài ra, hai chân trẻ khi ngồi cần đặt hoàn toàn xuống đất, vuông góc 90 độ ở đầu gối, người không đổ về phía trước. Tư thế giữ thẳng lưng cũng cần được áp dụng khi đứng, đi hoặc nằm.
Cải thiện cân nặng
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao thì trẻ lớp 6 đang tuổi dậy thì cũng sẽ dễ tăng mạnh về cân nặng nếu không ăn uống khoa học. Duy trì cân nặng hợp lý giúp trẻ tránh được tình trạng tổn thương cơ xương khớp do sự chèn ép của trọng lượng dư thừa. Cách cải thiện cân nặng cũng đơn giản, chỉ cần điều chỉnh lại bữa ăn hằng ngày đúng nhu cầu bổ sung calo (2150 – 2500 calo/ngày với nam và 1980 – 2310 calo/ngày với nữ). Ngoài ra, trẻ cần tăng cường chất xơ, vi khoáng từ rau củ, trái cây, uống đủ nước, tập luyện đều đặn để hạn chế calo dư thừa ảnh hưởng không tốt đến chiều cao.
Bổ sung thêm các vi khoáng thiết yếu
Có một thực tế về dinh dưỡng cho trẻ chính là bữa ăn hằng ngày rất khó giúp trẻ nhận đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, ngay cả khi bạn có sự đầu tư nghiêm ngặt. Lý do có thể đến từ cơ thể trẻ khó hấp thu, phương pháp chế biến và bảo quản chưa đúng gây thất thoát chất. Cách tốt nhất để cải thiện tốc độ tăng chiều cao của trẻ chính là bổ sung hằng ngày các loại vi khoáng thiết yếu cho chiều cao.
Hiện nay, một số sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ bổ sung hàm lượng đáng kể các loại dưỡng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, protein, magie, phốt pho, kẽm… Sản phẩm đa dạng, việc lựa chọn tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của mỗi trẻ như dạng sữa, viên uống hoặc viên nhai. Hãy chọn sản phẩm phù hợp với trẻ, nhà sản xuất và thương hiệu uy tín, các thành phần được kiểm định chất lượng và đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Hàm lượng các chất cũng như dạng thành phần cũng cần được tối ưu để cơ thể trẻ dễ tiếp nhận.
Một số thói quen xấu cần tránh nếu muốn trẻ tăng chiều cao hiệu quả
Ăn nhiều thức ăn nhanh
Các loại đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, thức ăn nhanh chiên rán nhiều dầu mỡ… thường hấp dẫn trẻ. Tuy nhiên, đây lại là nhóm thực phẩm chứa rất ít dinh dưỡng, hàm lượng calo lại cao, ảnh hưởng xấu đến cả chiều cao và cân nặng. Cần loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các món ăn này, thay thế bằng các món ăn vặt lành mạnh và giàu dinh dưỡng hơn như sữa, sinh tố, sữa chua, trái cây, ngũ cốc…
Thức khuya
Thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và kém tập trung. Giấc ngủ không đủ dễ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bệnh và mất năng lượng cho quá trình phát triển. Thức khuya thường đi kèm với thói quen ăn vặt vào ban đêm, dễ dẫn đến tăng cân và các vấn đề về tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng này, hãy lên kế hoạch ngủ đúng giờ (trước 10h) mỗi ngày.
Lười vận động
Các hoạt động thể chất giúp trẻ đảm bảo 20% khả năng tăng chiều cao. Đồng nghĩa với việc trẻ dậy thì lười vận động sẽ khó đạt tốc độ phát triển như tiềm năng độ tuổi này. Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia vận động và tạo thói quen tập luyện hằng ngày để phát triển chiều cao nhanh chóng, tăng khoáng hóa xương, góp phần nâng cao sức khỏe cơ xương khớp. Cải thiện thói quen này cũng giúp trẻ duy trì sức khỏe ổn định lâu dài, cải thiện tư thế chuẩn để có vóc dáng cân đối.
Áp dụng sai tư thế
Tình trạng thực hiện sai tư thế rất phổ biến với trẻ còn trong độ tuổi đi học, chủ yếu do ngồi học gù lưng kéo dài khiến cong vẹo cột sống. Đeo ba lô nặng trên một bên vai hoặc đeo không đúng cách có thể gây lệch cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Để hạn chế những tổn thương không đáng có khiến xương bị kìm hãm tăng trưởng, hãy hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, luôn cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, không ngồi một chỗ quá lâu, đeo cặp đúng cách và tập thêm các bài kéo giãn.
Lười uống nước
Nước là yếu tố cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình vận chuyển dinh dưỡng đến cơ quan đích, hoặc tiến hành thanh lọc, chuyển hóa và trao đổi chất. Nước cũng là thành phần của xương và có tác dụng giúp sụn khớp hoạt động hiệu quả. Thói quen lười uống nước rất phổ biến ở trẻ nhỏ, cần cải thiện ngay bằng cách tạo thói quen uống nước đủ trong các thời điểm như khi vừa thức dậy, sau bữa ăn 30 phút, nửa buổi sáng/chiều, trong và sau khi tập thể dục…
Căng thẳng kéo dài
Trẻ lớp 6 có thời gian học tập dài trên trường và đôi khi ở nhà. Chương trình học có thể gây ra căng thẳng cho trẻ nếu con không sắp xếp thời gian đúng cách. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giấc ngủ không đảm bảo, con thiếu sức lực tập luyện… kéo theo cản trở về chiều cao. Do đó, cha mẹ và thầy cô nên hướng dẫn trẻ cách sắp xếp việc học, giải lao, các hoạt động ngoại khóa và nghỉ ngơi. Ngoài ra, các bài tập thiền, yoga, picnic, luyện tập và vui chơi cũng giúp trẻ giải tỏa tâm trạng rất tốt.
Để đạt được vóc dáng chuẩn và phát triển chiều cao hết tiềm năng, học sinh lớp 6 cần chú ý đến lối sống lành mạnh hằng ngày. Trong đó, duy trì thói quen ngủ đủ giấc, tham gia hoạt động thể thao thường xuyên, chế độ dinh dưỡng cân đối đóng vai trò quan trọng. Cha mẹ và nhà trường cần hợp tác để tạo môi trường sống và học tập lý tưởng cho các em. Bằng sự quan tâm và thực hiện các giải pháp khoa học như chia sẻ trên, trẻ lớp 6 sẽ có cơ hội phát triển toàn diện và đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai
- Tin liên quan: Cách tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi