gu-lung-anh-huong-den-chieu-cao-1

Gù lưng là thực trạng không hiếm hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ em bị gù lưng có thể do thói quen sinh hoạt không phù hợp, mang vác đồ nặng quá sức. Không nên chủ quan với gù lưng ở trẻ vì hậu quả để lại có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Gù lưng có ảnh hưởng đến chiều cao không và làm thế nào để khắc phục gù lưng sẽ được chúng tôi thông tin cụ thể trong bài viết sau đây:

Gù lưng là gì?

Gù lưng còn được gọi là gù cột sống, tiếng anh là Kyphosis. Đây là hiện tượng cột sống bị cong quá mức về trước, phần lưng trên bị biến dạng.

Gù lưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ em có thể bị gù lưng do dị tật hoặc khớp xương cột sống bị chèn ép trong thời gian dài. Với người lớn tuổi, gù lưng xảy ra do lão hoá, mật độ xương giản, đốt sống bị lún xẹp.

Gù lưng là hiện tượng cột sống bị cong quá mức về trước

Các trường hợp bị gù lưng nhẹ thường không cần điều trị. Người bị gù lưng có thể đeo nẹp hoặc tập luyện để tăng cường sức mạnh cho cột sống, cải thiện tư thế. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng có thể phải thực hiện phẫu thuật.

Gù lưng được phân loại như sau:

Gù tư thế: Là tình trạng gù cột sống ngực với đường cong lớn hơn 50 độ. Các đốt sống vẫn có hình dáng bình thường, tư thế xấu, đầu cúi về phía trước, cấu trúc cột sống không có bất thường. Khi đứng thẳng thì dáng người vẫn khá bình thường. Gù tư thế thường phổ biến hơn ở nữ.

Bệnh gù cột sống Scheuermann: Cột sống đã bị phát triển thành hình chêm, cấu trúc cột sống của người bị bệnh bất thường. Các đốt sống phát triển thành hình chêm, hình tam giác, không còn giữ được hình hộp hay hình chữ nhật như bình thường. Theo đó, không gian đĩa đệm bị thu hẹp, khiến cột sống ngực bị cong quá mức. Gù cột sống Scheuermann chỉ xảy ra ở khoảng 0.4% dân số, thường có dấu hiệu rõ ràng nhất từ những năm thiếu niên.

Gù lưng bẩm sinh: Từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có hình dạng một hay nhiều đốt sống khác thường, tiến triển nặng hơn khi lớn lên. Điều này thường do dị tật bẩm sinh hay tư thế của bé bị sai khi phát triển trong tử cung của mẹ. Với những trường hợp này, thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật từ sớm.

Biểu hiện của gù lưng

Gù lưng thường có các dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Vùng lưng trên nhô cao bất thường
  • Thường xuyên đau lưng
  • Cột sống cứng, kém linh hoạt
  • Phần cơ ở mặt sau đùi căng cứng
  • Theo thời gian, các triệu chứng có thể tiến triển nặng hơn:
  • Chân yếu, tê, ngứa râm ran
  • Cơ thể mất cảm giác
  • Khó thở
gu-lung-anh-huong-den-chieu-cao-4
Gù lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khoẻ

Gù lưng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Gãy xương: Khi cột sống bị gãy có thể gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, một vùng cột sống bị cong và nhô cao hơn những vùng còn lại.

Loãng xương: Người bị loãng xương do chế độ ăn thiếu chất, ảnh hưởng của tuổi tác cũng gây ra gù lưng. Những người lạm dụng corticosteroid trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị loãng xương cao.

Thoái hoá đĩa đệm: Đĩa đệm có xu hướng xẹp xuống và co lại theo thời gian, khiến cột sống cong hơn.

Bệnh Scheuermann: Bệnh này khởi phát trước tuổi dậy thì, là một trong những nguyên nhân gây gù lưng. Cột sống phát triển theo hình chêm, hình tam giác dẫn đến hiện tượng lưng gù.

Tư thế sai: Tư thế ngồi, nằm, mang vác balo nặng khiến cơ thể bị kéo căng, cơ và dây chằng kéo giãn quá mức, khiến cột sống bị cong.

Các vấn đề khác: Gù lưng có thể là một tình trạng bẩm sinh, trẻ bị hội chứng Ehlers-Danlos…

Gù lưng ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?

Gù lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ em. Nó cản trở quá trình phát triển chiều cao, khiến trẻ thấp hơn mức chuẩn. Người trưởng thành bị gù lưng cũng mất đi vài cm chiều cao theo thời gian.

Ảnh hưởng của gù lưng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ

Tình trạng gù lưng là vấn đề nghiêm trọng đối với hệ xương khớp, tác động đến hình dáng xương, khả năng vận động – hấp thụ dinh dưỡng, hiệu quả nghỉ ngơi. Trẻ em bị gù lưng làm mật độ xương giảm dần, cột sống bị ăn mòn. Dinh dưỡng nạp vào được ưu tiên sử dụng sửa chữa những tổn thương của cột sống, không tập trung cho phát triển xương.

Gù lưng cũng tác động xấu đến hoạt động của hệ tiêu hoá. Trẻ em gặp vấn đề này dễ bị trào ngược axit, khó nuốt. Theo đó, nhu cầu ăn uống của trẻ cũng giảm đi, xương không đủ dưỡng chất để phát triển.

Khả năng vận động, giữ cân bằng của cơ thể, phạm vi chuyển động của khớp ở trẻ bị gù lưng bị giảm đi đáng kể so với trẻ bình thường. Trong khi đó, chơi thể thao thường xuyên là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển chiều cao.

Trẻ gù lưng cũng khó có được giấc ngủ ngon mỗi đêm do ảnh hưởng của các cơn đau.

Trẻ bị gù lưng có thể thấp hơn từ 1-4cm so với mức chiều cao tiềm ngăn mình có thể đạt được.

Người gù lưng bị mất chiều cao

Không chỉ cản trở chiều cao phát triển, gù lưng còn làm giảm chiều cao hiện tại. Cấu trúc xương bị thay đổi khiến phần vai của người gù lưng thấp hơn bình thường, không thấy phần cổ nếu nhìn từ phía sau.

Tư thế lưng không thẳng có thể khiến chiều cao đo được thấp hơn 4-6cm so với thực tế. Chiều cao của trẻ gù lưng vốn khó đạt được mức chiều cao tiềm năng, mà còn có nguy cơ thấp hơn thực tế do hình dáng cột sống bị cong.

Các biện pháp điều trị gù lưng

Tuỳ vào tình trạng gù lưng, nguyên nhân gây gù lưng mà quá trình điều trị sẽ khác nhau, hiệu quả đạt được cũng khác nhau. Các phương pháp điều trị phổ biến gồm có:

Dùng thuốc

Các bạn có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như  Acetaminophen (tylenol, những loại khác), Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc Naproxen sodium (Aleve) để giảm các cơn đau ở vùng lưng. Nếu không đạt được hiệu quả giảm đau như mong đợi, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau liều cao hơn.

Tập luyện bài tập – vật lý trị liệu

Một số bài tập, động tác phù hợp sẽ tăng cường cơ cốt lõi, kéo giãn có thể, cải thiện vóc dáng và tình trạng gù lưng. Các bạn có thể tham khảo các bài tập yoga, pilates hoặc một số môn võ để tập luyện. Thời gian tập luyện mỗi ngày nên đạt từ 30 phút trở lên và phải có sự hướng dẫn của những người có chuyên môn.

gu-lung-anh-huong-den-chieu-cao-3
Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện gù lưng ở trẻ

Đeo nẹp lưng

Trẻ bị bị tình trạng gù lưng từ nhẹ đến trung bình có thể được kiểm soát phần nào bằng cách đeo nẹp lưng. Đeo nẹp sẽ giúp xương phát triển thẳng hơn, ngăn ngừa cột sống bị cong đi. Trong thời gian đầu, trẻ có thể bị khó chịu, không quen. Nhưng các vấn đề sẽ được cải thiện theo thời gian. Đeo nẹp lưng không có tác dụng với người trưởng thành do cấu trúc xương đã ổn định.

Phẫu thuật

Can thiệp dao kéo có thể giảm đau và điều chỉnh hình dạng cột sống. Tuy nhiên cũng có những rủi ro và nguy cơ biến chứng nhất định. Do đó phẫu thuật chữa gù lưng chỉ được thực hiện cho người bị gù lưng nặng nề, đau đớn nhiều, ảnh hưởng đến hô hấp, tiêu hoá… Các bác sĩ sẽ cải thiện và làm thẳng cột sống bằng thanh kim loại, vít, móc… trong một ca phẫu thuật kéo dài 4-8 tiếng. Sau phẫu thuật, cần đeo nẹp lưng trong thời gian dài để hỗ trợ cột sống.

Cách phòng ngừa gù lưng

Để giảm nguy cơ bị gù lưng, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Kiểm soát tư thế của mình khi đi đứng, ngồi, nằm, làm việc:
  • Khi đi đứng nên giữ đầu thẳng, vai cân đối, ưỡn nhẹ ngực ra phía trước.
  • Khi ngồi, giữ đầu thẳng vuông góc với hông, mắt nhìn thẳng về trước
  • Khi mang vác đồ nặng, nên ngồi thấp xuống, dùng 2 tay bê đồ lên rồi mới duỗi chân đứng thẳng dậy, hạn chế cong lưng hay dồn lực vào lưng.
  • Khi nằm, ưu tiên tư thế nằm ngửa để cột sống duỗi thẳng. Nếu nằm nghiêng, có thể dùng một chiếc gối mỏng hoặc gối ôm để kê chân, kê tay sao cho thoải mái và không gây áp lực lên cột sống.
  • Ngoài ra, nên tích cực chơi thể thao thường xuyên để hệ xương dẻo dai, linh hoạt hơn, phòng bệnh gù lưng hiệu quả.

Gù lưng ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Do đó, cha mẹ cần nắm vững những đặc điểm của bệnh này, động viên con tập luyện thể thao và sinh hoạt khoa học để hạn chế nguy cơ bị gù lưng.

Druchen

sua-nubest-tall-6-trong-1

By Druchen

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *